Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

MŨ BẢO HIỂM NÀO LÀ AN TOÀN?

Dù đạt tiêu chuẩn, mũ bảo hiểm vẫn không thể phát huy công dụng tối đa nếu không vừa đầu.

Điều gì sẽ xảy ra khi thả một viên gạch rơi từ tầng 2 xuống sàn bê tông? Có thể gạch vỡ làm 2, 3, 4, hoặc cũng có thể nát vụn. Thả từ độ cao 10 m, viên gạch chạm đất ở vận tốc chừng 50 km/h, cũng là tốc độ trung bình của xe máy. Hậu quả sẽ như thế nào nếu đầu nạn nhân đập xuống đường cũng với vận tốc đó!

Báo cáo năm 2013 của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có gần 11.000 người chết vì tai nạn giao thông, tập trung nhiều nhất là tai nạn xe máy (chiếm trên 70%). Trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3, gây ra tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng. Một trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là do người điều khiển không đội mũ bảo hiểm hoặc sử dụng các loại mũ không đảm bảo chất lượng.
3 loại mũ bảo hiểm chính
Theo Quy chuẩn quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy, có 3 loại mũ bảo hiểm chính, trong đó có mũ che cả đầu, tai và hàm, có kết cấu bảo vệ phía trên của đầu, vùng chẩm, vùng tai và cằm của người đội mũ. Đây không chỉ là loại mũ bảo vệ tốt nhất mà còn giảm tiếng ồn gió cho phép người đội nghe tốt hơn. Mũ che cả đầu và tai có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và cùng tai nên không bảo vệ mặt. Mũ che nửa đầu là loại kém an toàn nhất bởi chỉ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên.

Cũng theo quy định này, cấu tạo cơ bản của mũ bảo hiểm gồm 3 phần: vỏ mũ; lớp hấp thụ xung động và quai đeo. Vỏ mũ cứng, thường làm bằng vật liệu composite hoặc nhựa dẻo (ABS, EPS…), được thiết kế để phân tán lực va đập ra vùng rộng, tránh lực tập trung vào một khu vực gây tổn thương hộp sọ. Vỏ mũ tròn, bề mặt nhẵn sẽ bảo bệ đầu tốt hơn trong tình huống nạn nhân văng đi hoặc đập đầu vào vỉa hè bởi lúc này đầu nạn nhân dễ dàng trượt đi. Ngoài ra, vỏ mũ sơn phản quang dễ được phát hiện trong đêm giúp giảm tai nạn do tầm nhìn hạn chế.


Phần vỏ mũ phân tán lực va đập.
Quan trọng không kém là lớp hấp thụ xung động làm bằng vật liệu mềm như xốp, nằm ngay sát vỏ cứng. Va đập giữa vỏ với nền cứng chỉ trong tích tắc tạo ra xung lực lớn, nhưng nhờ lớp xốp mềm bị nén, năng lượng va chạm được hấp thụ mà lực tác động trực tiếp đến đầu giảm. Lớp xốp mỏng hấp thụ lực kém. Nhưng nếu nạn nhân đội mũ quá dày, trong tình huống cả phần vai và đầu chạm đất thì cổ có thể bị gẫy hoặc truyền lực lớn lên đầu.

Bộ phận quai đeo giữ cho mũ không bị lật ngược về phía sau khi xe chạy ở vận tốc cao, cản gió lớn. Không cài quai hoặc để quai lỏng, mũ dễ bị văng đi ngay lần đầu va chạm, thậm trí ngay khi xe nghiêng, nạn nhân ngã. Điều chỉnh quai đeo ôm lấy hàm dưới nhưng đảm bảo cho miệng vẫn có thể mở rộng.

Dù đạt tiêu chuẩn an toàn, chiếc mũ bảo hiểm vẩn không thể phát huy công dụng tối đa nếu không vừa đầu. Chiếc mũ quá lỏng dễ bị sô lệch so với đầu sau lần đầu tiên va đập, và không để thực hiện đúng chức năng bảo vệ trong những lần va chạm sau.

Hãy thử đội để biết chiếc mũ có thực sự phù hợp với đầu của bạn. Lắc đầu sang hai bên, di chuyển lên xuống nếu vị trí mũ di chuyển so với đầu thì chiếc mũ đó quá to với bạn. Chiếc mũ quá nhỏ sẽ khiển bạn khó chịu khi đội, nó để lại vết lằn trên mặt, nhưng đôi khi chiếc mũ phù hợp cũng khiến người đội khó chịu nếu không được điều chỉnh đúng vị trí.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy
(QCVN 2: 2008/BKHCN)
2.3. Ghi nhãn
2.3.1. Nội dung ghi nhãn mũ thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.
2.3.2. Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, bền vững (không phai mờ) trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ.
2.3.3. Nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
- Tên sản phẩm: Phải có cụm từ "Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy".
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.
- Cỡ mũ.
- Tháng, năm sản xuất.
2.3.4. Nhãn phụ của mũ nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
- Tên sản phẩm: Phải có cụm từ "Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy".
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối.
- Xuất xứ hàng hoá.
- Cỡ mũ.
- Tháng, năm sản xuất.
Sưu tầm: Kim Chi
Theo vnexpress.net

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

KHI ĐẶT ÁO THUN ĐỒNG PHỤC- ÁO LỚP- ÁO NHÓM CẦN QUAN TÂM NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?

NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM KHI ĐẶT ÁO THUN ĐỒNG PHỤC- ÁO LỚP- ÁO NHÓM

Một chiếc áo lớp – áo nhóm không chỉ thể hiện tính thống nhất trong một tập thể mà còn là những kỉ niệm đẹp về những năm tháng học atrò.
Vì thế, áo lớp – áo nhóm ngày càng được phổ biến rộng và được các bạn trẻ ưa chuộng.
Điểm nhấn nổi bật của áo lớp – áo nhóm hiện nay chính là màu sắc của áo rất đa dạng. Đó có thể là, màu xanh trẻ trung, phong cách hay màu vàng năng động gắn kết với các hình ảnh, logo dễ thương, cá tính, độc đáo nhằm hướng đến thị hiếu chung của giới trẻ hiện nay.

Áo nhóm với họa tiết đơn giản nhưng không kém phần đáng yêu, cá tính đang  rất được giới trẻ ưa chuộng

Song, để có một chiếc áo lớp – áo nhóm như ý là một việc không hề dễ dàng. Vì thế, trước khi đặt áo lớp – áo nhóm bạn cần quan tâm đến các điều sau:

1.     Kiểu dáng

Thông thường, các bạn sinh viên lựa chọn cho mình những mẫu áo lớp – áo nhóm cổ trụ tạo nên vẻ thanh lịch sang trọng nhưng không kém phần trẻ trung, cá tính. Trong khi đó, áo cổ tròn lại là sự ưu tiên hàng đầu của các bạn học sinh bởi tính đơn giản, năng động và thoải mái; cùng với đó là nhiều họa tiết dí dỏm, dễ thương.



Đặc biệt, bạn có thể tự thiết kế biểu tượng hoặc hình, hay dòng chữ ý nghĩa trên áo lớp – áo nhóm sau đó tìm địa chỉ thích hợp và đặt in theo ý muốn của mình.
Những họa tiết ngộ nghĩnh, đáng yêu sẽ khiến bạn trở nên đặc biệt, thu hút mọi ánh nhìn xung quanh.

2.     Chất liệu

Mỗi loại vải đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng để biết cách chọn loại vải phù hợp nhất cho  mình.
Tuy nhiên, đối với chất liệu áo lớp – áo nhóm chủ yếu sử dụng cotton 4 chiều.
Vì trong quá trình dệt, người ta thêm vào một số loại sợi co giãn (sợi spandex) đồng thời dệt hai lớp giúp áo co giãn theo bất cứ chiều nào, độ nhăn và nhàu thấp hơn.
Theo đó, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi chúng không bị giãn ra hay co lại trong quá trình giặt.
Thêm một điểm cộng nữa là vải cotton 4 chiều có chức năng thấm hút mồ hôi, giúp làn da bạn trở nên dễ chịu, thoáng mát hơn dù đang là mùa hè.




Với chất liệu cotton 4 chiều, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm vì áo không bị co lại hay giãn ra trong quá trình giặt.

3.     Màu sắc:

Về màu sắc, bạn sẽ thấy hầu hết các màu đều đi theo một số gam màu nhất định như:
-         Gam màu sáng : trẻ trung
-         Gam màu tối: mạnh mẽ
-         Gam màu trung tính: tinh tế
-         Gam màu nóng: sôi nổi
Từ đó, màu sắc tươi sáng hay màu sắc cá tính đều phải hội ngộ đầy đủ, đảm bảo phù hợp với từng sở thích cá nhân trong một tập thể.

4.     Size áo:

Bên cạnh các kiểu dáng, size áo cũng cần được chú trọng quan tâm. Bởi size áo phù hợp thì khi mặc, bạn mới có cảm giác thoải mái, không bị bó sát vào người nhất là vào mùa hè nóng nực, oi bức.

Với những thông tin trên, hy vọng các bạn sẽ chọn được mẫu áo đồng phục đẹp, cá tính phù hợp với tính cách của nhóm. Chúc các bạn thành công!

Liên hệ:0938 53 1080 để được tư vấn miễn phí nha!

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

XƯỞNG MAY ÁO THUN ĐỒNG PHỤC, ÁO THUN QUẢNG CÁO GIÁ RẺ TẠI HCM

Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và đặt hàng.
Công ty TNHH TM-DV Trọng Tín Nghĩa
Add: 68 Nguyễn Quang Bích, F13, Q.Tân Bình
Email: mayaoxuatkhauttn@gmail.com
HP: 0972 8888 99 – 0938 53 1080

Website: mayaothunxuatkhau.net










Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Thị trưởng Việt đầu tiên tại Mỹ: “Có những chuyện thuộc về định mệnh!"

Mua đứt một thị trấn và trở thành thị trưởng Việt đầu tiên ở Mỹ, đổi tên thị trấn, liệu tinh thần “không gì không thể” có đưa ông Phạm Đình Nguyên đến với những chân trời mới, như cú “buzz” marketing ngoạn mục mà ông đã thực hiện khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng?

Thị trưởng Việt đầu tiên tại Mỹ: “Có những chuyện thuộc về định mệnh”
Ông Phạm Đình Nguyên trả lời truyền thông nước ngoài.
Mua đứt một thị trấn và trở thành thị trưởng Việt đầu tiên ở Mỹ, đổi tên thị trấn, liệu tinh thần “không gì không thể” có đưa ông Phạm Đình Nguyên - thị trưởng thị trấn Buford (Mỹ), Chủ tịch HĐQT Công ty PhinDeli - đến với những chân trời mới, như cú “buzz” marketing ngoạn mục mà ông đã thực hiện khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng?

“Không liều, sẽ không dám chơi trò cảm giác mạnh”

Từ một doanh nhân sở hữu công ty nhỏ ở Việt Nam, sau một đêm bỗng trở thành chủ sở hữu kiêm thị trưởng thị trấn Buford với dự án PhinDeli đang triển khai, tâm trạng của anh bây giờ như thế nào?

Không lùi được, tôi giống như cưỡi trên lưng hổ, đang phóng với tốc độ điên cuồng. Không thể nói là không lo lắng, nhưng tôi thấy hứng khởi với chuyện đó, và có niềm tin mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

Tôi nghe kể, anh đã đi lên từ vị trí nhỏ nhất ở Coca Cola…

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM khoa Marketing, việc 7 năm ở Coca Cola, trải qua nhiều vị trí, từ giám sát, bán hàng, marketing, trải qua rất nhiều đời sếp, vào đúng thời điểm mà cuộc chiến giữa Coca Cola và Pepsi trở nên khốc liệt nhất, đã tạo cho tôi bản lĩnh không biết sợ gì hết.

Lúc đó mình còn trẻ, lại có môi trường cực kỳ khắc nghiệt để học, nên chẳng ngại việc gì dù là nhỏ nhất, từ khuân vác, xuống hàng với anh em, đến những sự kiện ca nhạc mười mấy ngàn người khắp các tỉnh thành từ Nam chí Bắc…

Một trong những chuyện điên rồ nhất mà tôi không bao giờ quên. Đó là lần giám đốc cấp cao của Coca Cola toàn cầu sang thăm Việt Nam. Con đường đầu tiên mà ông xuống sân bay là đường Trường Sơn, có rất nhiều quán ăn uống bên đường trưng bảng hiệu của các hãng nước giải khát. Pepsico dường như biết trước chuyện này, nên đã “phủ xanh” hết con đường bằng bảng hiệu Pepsi.

Sếp nói với tôi: “Anh muốn em đêm nay phải biến đường Trường Sơn thành màu đỏ của Coke hết”. Trong một đêm, tôi huy động toàn bộ lực lượng thuyết phục từng của hàng gỡ hết biển xanh, chuyển sang biển đỏ. Sáng hôm sau cả con đường đỏ rực bảng hiệu của Coca Cola. Việc này có lẽ đã khiến cho vài bạn ở Pepsi bị khiển trách, vì họ không nghĩ trong một đêm chúng tôi có thể làm được chuyện đó.

Nay, trở thành thị trưởng, nhưng tôi vẫn cùng anh em làm náo động cả chợ Bến Thành để tiếp thị giới thiệu sản phẩm cà phê hòa tan mới của PhinDeli. Tôi muốn mọi người biết nhiều hơn về PhinDeli và có cơ hội thưởng thức nó, nên chẳng có gì ái ngại. Đó là cách làm hiệu quả với chi phí hợp lý nhất.

Vốn là người hơi nhút nhát, công việc kinh doanh dường như đã thay đổi hẳn con người anh?

Tôi rất thích đọc sách và xem cách làm marketing của những thương hiệu lớn thế giới cũng như Việt Nam như Coca Cola, Nokia. Còn Number One, X-Men nhìn vào cứ tưởng đó là thương hiệu 100% của nước ngoài, tìm hiểu mới biết đó là thương hiệu Việt.

Marketing đóng vai trò quan trọng với bất kỳ thương hiệu nào, mặc dù tiêu chí đầu tiên vẫn là chất lượng. Ai cũng thích sự bất ngờ, kỳ diệu, nhưng nếu không liều lĩnh sẽ không dám chơi những trò cảm giác mạnh.

Môi trường kinh doanh vốn rất khắc nghiệt. Bất kỳ ai cũng chỉ có hai lựa chọn, một là phải vượt qua thách thức, hai là bị đào thải. Có lẽ những trải nghiệm trong kinh doanh đã thấm vào tôi từ từ, biến đổi hẳn con người mình. Tôi chọn cách bước qua sự cẩn trọng của mình để tiến lên.

Sự nhạy cảm về marketing của anh được hình thành do đâu? 

Thời ở Coca Cola và Nokia đã giúp tôi học được rất nhiều về cách quản lý, cách xây dựng hệ thống phân phối, cách biến những mục tiêu lớn khiến cho mọi người đi theo mục tiêu đó. Các công ty nước ngoài rất mạnh về điều đó, mục tiêu rất kiên định.

Thời ở ICP lại giúp tôi hiểu sự vận hành toàn bộ hệ thống một công ty Việt Nam chuyên nghiệp. Lúc đó ICP chưa là một công ty lớn nhưng minh bạch, có bản sắc riêng.

Tôi ấn tượng mạnh bởi cách sáng tạo đặc biệt của anh Phan Quốc Công, khả năng truyền cảm hứng và tầm nhìn của anh đã đưa X-Men từ một thương hiệu nhỏ trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành dầu gội nam giới.

Trong khi đó, Kinh Đô lại mang phong cách kinh doanh rất đặc trưng của người Hoa. Anh Trần Kim Thành là người có khả năng giải thích những vấn đề phức tạp bằng những cách đơn giản nhất, khả năng dẫn dắt thị trường trong mùa Trung Thu của anh thật tuyệt vời..

Cả hai đều là linh hồn của thương hiệu. Hai người anh, hai người thầy này đã cho tôi những góp ý thiết thực mỗi khi khó khăn. Những mối quan hệ, những bài học, và sự quý mến của mọi người đã giúp tôi đỡ tốn “học phí” rất nhiều khi lập công ty riêng.

“Có những chuyện thuộc về định mệnh”

Làm thế nào anh tìm được cách đi khác biệt cho riêng mình?…


Cơ duyên dẫn tôi đến quyết định mua thị trấn Buford chính là cuốn sách BUZZ marketing, viết về cách “tạo sóng” cho thương hiệu qua những chuyện “không gì là không thể”. Đó là chiêu gây sốc như đổi tên thị trấn…

Đây cũng là cuốn sách tạo nền cho tôi đeo đuổi ý tưởng điên rồ mua thị trấn Mỹ, rồi đổi tên sang thị trấn cà phê Việt PhinDeli.
Tháng 4/2012, tôi lên đường tham gia đấu giá mua thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ. Đây chính là cơ hội ngàn năm có một cho tôi làm “buzz marketing”. Trong thời đại Internet, câu chuyện một người Việt thắng cuộc đấu giá với hàng chục quốc gia tham dự đã lan truyền khắp thế giới.

Ít ai biết trước khi đi, bạn bè tôi đều cản, nghĩ tôi không thể thắng được cuộc đấu giá này, vì thị trường Mỹ rất phức tạp, có thể vừa mất tiền, vừa mất công.

Tôi cũng chưa bao giờ đi Mỹ, khi tôi mua vé đến Buford (thuộc thành phố Cheyenne, bang miền tây Wyoming), chính cô bán vé còn hỏi có chắc anh muốn đến Wyoming không? Có những chuyện thuộc về định mệnh.
Trong 900 ngàn USD mua thị trấn, anh đã phải vay mượn không ít? Sau khi mua, áp lực lớn nhất với anh là gì?

Đúng vậy, và vẫn còn nợ chưa trả hết. Nhưng theo cảm nhận của riêng tôi, những sự kiện như thế bỏ rất nhiều tiền cũng không mua được.

Sau khi mua thị trấn, có lẽ áp lực lớn nhất của tôi chính là sẽ làm gì với nó. Ban đầu tôi tính làm nông sản, nhưng mới phác thảo thấy không khả thi. Cà phê đến khá tình cờ, đọc một báo cáo nước ngoài thấy thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới là Mỹ, thị trường cà phê xuất khẩu lớn thứ nhì thế giới là Việt Nam, tôi thấy đây chính là điều mình phải làm.

Dù lúc đó không biết nhiều về cà phê, nhưng tôi nghĩ không gì là không thể nếu mình thật sự muốn.

Đổi tên thị trấn là cách giới thiệu cà phê ra thị trường Mỹ rẻ nhất, hiệu quả nhất, nhưng cũng gặp không ít khó khăn. "Phin" trong PhinDeli là cái phin để pha cà phê, biểu tượng của cách chế cà phê độc đáo chỉ có ở Việt Nam. "Deli" là chữ viết tắt của "Delicious", nghĩa là ngon. Ghép lại có nghĩa là “cà phê phin ngon”.

Người dân địa phương bang Wyoming không muốn đổi tên một thị trấn đã có hơn 145 năm lịch sử!  Họ lên diễn đàn viết thư phản đối. Có người còn dọa “lấy súng ra lau”. Tôi đã tìm tới thị trưởng cũ Don Sammons nhờ ông làm đồng thị trưởng, giao cho ông việc vận động người dân và quản lý kinh doanh.

Ông từng là cựu chiến binh ở Việt Nam, theo đạo Phật, hiểu rất rõ cuộc chiến tranh phi nghĩa, và đã từng viết sách bán rất chạy. Ông giống như một người bạn, giỏi marketing và rất tài hoa. Nhờ sự vận động của ông mà thị trấn đã mang tên PhinDeli Town Buford, vừa gìn giữ được lịch sử, vừa rất mới mẻ.

“Thắng thì cùng cười, thua thì cười trừ”

Phải chăng việc tiếp thị ở Mỹ chính là để phục vụ cho thị trường Việt Nam? 

PhinDeli mới một năm tuổi, tham vọng của tôi là tạo dựng một thương hiệu mang tầm khu vực. Đây là giấc mơ lớn, vì phần lớn cà phê Việt chỉ xuất thô, xuất qua tiểu ngạch, hiếm có thương hiệu nào bước ra thế giới…

Nhiều doanh nghiệp cũng liên hệ với tôi để tấn công vào thị trường Mỹ, nhưng hãy để tôi có thời gian, cho cái cây của mình “mọc rễ” vững vàng đã. Kinh doanh phải biết cái gì cần liều lĩnh, cái gì cần cẩn trọng, không thể bốc đồng.

Hình như Kinh Đô đã mua đứt PhinDeli?

Chúng tôi có ký hợp đồng hợp tác nguyên tắc, nhưng sau một thời gian thấy còn nhiều điểm chưa phù hợp. PhinDeli cần triển khai phát triển sản phẩm mới và một hệ thống phân phối có thể tập trung để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất. DKSH là một lựa chọn, và tôi hy vọng chúng tôi có thể giới thiệu thành công sản phẩm của mình.

Slogan “Không gì là không thể” có làm cuộc sống của anh trở nên ngột ngạt vì áp lực?

Đó là tinh thần đột phá, có thể vượt qua chính bản thân mình. Nó tạo động lực để tôi vượt qua khó khăn và truyền cảm hứng cho tất cả nhân viên…

Tôi vốn là người rất bình thường, sinh ra trong một gia đình bình thường, khi đi lên từ khó khăn, khắc nghiệt, để rèn luyện tính cách của mình thì chính niềm tin đã giúp tôi vượt qua những giới hạn.

Sống hết mình, sống đàng hoàng thì một lúc nào đó cuộc sống sẽ trả lại mình, đó là niềm tin cho tôi sức mạnh bên trong, đó cũng là giá trị cốt lõi. Tôi có cơ hội trải nghiệm khóa học Landmark Leadership. Nó giúp tôi biến đổi, giúp tôi hiểu được bản thân mình, cuộc sống.

Tất cả sức mạnh là tìm ra sự cân bằng nơi tâm. Có những khi nào hoang mang, cô độc, không vui, tôi ngồi xuống, viết ra tất cả những hoang mang đó và tự hỏi nó có thật không? Có ghê gớm như mình nghĩ không? Câu trả lời sẽ đến. Nó không có thật, do mình tự diễn giải ra thôi.

Đó là cách tôi tự thoát ra những cái bẫy không có thật trong cuộc sống.

Trước những quyết định khá “điên rồ” của anh, vợ anh có phản ứng gì không?

Nhiều khi cũng không đồng ý nhưng cuối cùng cô ấy vẫn tin là tôi sẽ làm được. Làm ăn có thắng, có thua, thắng thì cùng cười, thua thì cười trừ, đứng lên “hít sâu thở mạnh” và làm cái khác thôi.
Nguồn: bizlive.vn

MARK ZUCKERBERG- NHÀ SÁNG LẬP FACEBOOK ĐÃ KHỞI NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

Không phải đơn giản mà anh trở thành người trẻ tuổi giàu nhất thế giới, hãy nhìn vào quá khứ của Mark bạn sẽ biết anh ấy xứng đáng như thế nào. 11 tuổi: viết phần mềm máy tính.. 18 tuổi từ chối 1 triệu USD, 25 tuổi từ chối 15 tỷ USD....
Ban có tò mò về con đường mà Mark Zuckerberg- nhà sáng lập Facebook đã khởi nghiệp như thế nào? Chàng cựu sinh viên Đại học Havard – Mark Zuckerberg đã tự mình làm nên một đế chế và trở thành tỷ phú trẻ nhất hiện nay trên thế giới.
Khởi nghiệp thành công với mạng xã hội Facebook, Mark Zuckerberg là một trong những tên tuổi có ảnh hưởng nhất trên mạng trực tuyến và kết nối xã hội. Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của anh qua Infographic dưới đây.
Nguồn: http://onlinebusinessforum.vn