Dù đạt tiêu chuẩn, mũ bảo hiểm vẫn không thể phát
huy công dụng tối đa nếu không vừa đầu.
Điều
gì sẽ xảy ra khi thả một viên gạch rơi từ tầng 2 xuống sàn bê tông? Có thể gạch
vỡ làm 2, 3, 4, hoặc cũng có thể nát vụn. Thả từ độ cao 10 m, viên gạch chạm đất
ở vận tốc chừng 50 km/h, cũng là tốc độ trung bình của xe máy. Hậu quả sẽ như
thế nào nếu đầu nạn nhân đập xuống đường cũng với vận tốc đó!
Báo
cáo năm 2013 của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có gần
11.000 người chết vì tai nạn giao thông, tập trung nhiều nhất là tai nạn xe máy
(chiếm trên 70%). Trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ
não chiếm khoảng 2/3, gây ra tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng. Một
trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là do người điều khiển không đội mũ bảo
hiểm hoặc sử dụng các loại mũ không đảm bảo chất lượng.
3 loại mũ bảo
hiểm chính
Theo
Quy chuẩn quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy, có 3 loại mũ bảo
hiểm chính, trong đó có mũ che cả đầu, tai và hàm, có kết cấu bảo vệ phía trên
của đầu, vùng chẩm, vùng tai và cằm của người đội mũ. Đây không chỉ là loại mũ
bảo vệ tốt nhất mà còn giảm tiếng ồn gió cho phép người đội nghe tốt hơn. Mũ
che cả đầu và tai có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và cùng
tai nên không bảo vệ mặt. Mũ che nửa đầu là loại kém an toàn nhất bởi chỉ có kết
cấu bảo vệ phần đầu phía trên.
Cũng
theo quy định này, cấu tạo cơ bản của mũ bảo hiểm gồm 3 phần: vỏ mũ; lớp hấp thụ
xung động và quai đeo. Vỏ mũ cứng, thường làm bằng vật liệu composite hoặc nhựa
dẻo (ABS, EPS…), được thiết kế để phân tán lực va đập ra vùng rộng, tránh lực tập
trung vào một khu vực gây tổn thương hộp sọ. Vỏ mũ tròn, bề mặt nhẵn sẽ bảo bệ
đầu tốt hơn trong tình huống nạn nhân văng đi hoặc đập đầu vào vỉa hè bởi lúc
này đầu nạn nhân dễ dàng trượt đi. Ngoài ra, vỏ mũ sơn phản quang dễ được phát
hiện trong đêm giúp giảm tai nạn do tầm nhìn hạn chế.
Phần vỏ mũ
phân tán lực va đập.
Quan
trọng không kém là lớp hấp thụ xung động làm bằng vật liệu mềm như xốp, nằm
ngay sát vỏ cứng. Va đập giữa vỏ với nền cứng chỉ trong tích tắc tạo ra xung lực
lớn, nhưng nhờ lớp xốp mềm bị nén, năng lượng va chạm được hấp thụ mà lực tác động
trực tiếp đến đầu giảm. Lớp xốp mỏng hấp thụ lực kém. Nhưng nếu nạn nhân đội mũ
quá dày, trong tình huống cả phần vai và đầu chạm đất thì cổ có thể bị gẫy hoặc
truyền lực lớn lên đầu.
Bộ
phận quai đeo giữ cho mũ không bị lật ngược về phía sau khi xe chạy ở vận tốc
cao, cản gió lớn. Không cài quai hoặc để quai lỏng, mũ dễ bị văng đi ngay lần đầu
va chạm, thậm trí ngay khi xe nghiêng, nạn nhân ngã. Điều chỉnh quai đeo ôm lấy
hàm dưới nhưng đảm bảo cho miệng vẫn có thể mở rộng.
Dù
đạt tiêu chuẩn an toàn, chiếc mũ bảo hiểm vẩn không thể phát huy công dụng tối
đa nếu không vừa đầu. Chiếc mũ quá lỏng dễ bị sô lệch so với đầu sau lần đầu
tiên va đập, và không để thực hiện đúng chức năng bảo vệ trong những lần va chạm
sau.
Hãy
thử đội để biết chiếc mũ có thực sự phù hợp với đầu của bạn. Lắc đầu sang hai
bên, di chuyển lên xuống nếu vị trí mũ di chuyển so với đầu thì chiếc mũ đó quá
to với bạn. Chiếc mũ quá nhỏ sẽ khiển bạn khó chịu khi đội, nó để lại vết lằn
trên mặt, nhưng đôi khi chiếc mũ phù hợp cũng khiến người đội khó chịu nếu
không được điều chỉnh đúng vị trí.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy
(QCVN 2: 2008/BKHCN)
2.3. Ghi nhãn
2.3.1. Nội dung ghi nhãn mũ thực hiện theo quy định
của pháp luật về nhãn hàng hoá.
2.3.2. Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, bền vững
(không phai mờ) trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ.
2.3.3. Nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu
phải bao gồm các thông tin sau:
-
Tên sản phẩm: Phải có cụm từ "Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe
máy".
-
Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.
-
Cỡ mũ.
-
Tháng, năm sản xuất.
2.3.4. Nhãn phụ của mũ nhập khẩu tối thiểu phải
bao gồm các thông tin sau:
-
Tên sản phẩm: Phải có cụm từ "Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe
máy".
-
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối.
-
Xuất xứ hàng hoá.
-
Cỡ mũ.
-
Tháng, năm sản xuất.
Sưu tầm: Kim Chi
Theo vnexpress.net
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy (QCVN 2: 2008/BKHCN) |
2.3. Ghi nhãn
2.3.1. Nội dung ghi nhãn mũ thực hiện theo quy định
của pháp luật về nhãn hàng hoá.
2.3.2. Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, bền vững
(không phai mờ) trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ.
2.3.3. Nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu
phải bao gồm các thông tin sau:
-
Tên sản phẩm: Phải có cụm từ "Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe
máy".
-
Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.
-
Cỡ mũ.
-
Tháng, năm sản xuất.
2.3.4. Nhãn phụ của mũ nhập khẩu tối thiểu phải
bao gồm các thông tin sau:
-
Tên sản phẩm: Phải có cụm từ "Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe
máy".
-
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối.
-
Xuất xứ hàng hoá.
-
Cỡ mũ.
-
Tháng, năm sản xuất.
|